Những điều cấm kỵ nên tuyệt đối tránh trong tháng cô hồn

5/5 - (1 bình chọn)

Trong dân gian, có rất nhiều quan niệm kiêng cữ và cấm kỵ trong tháng cô hồn nhằm tránh rủi ro và mong đạt được sự bình an. Hãy cùng khám phá những điều nên hạn chế trong tháng cô hồn để bảo vệ mình!

Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 được coi là tháng cô hồn bởi đây là thời điểm các linh hồn lang thang, cô đơn và khao khát quay về thế gian, tạo ra sự nặng nề về âm khí. Đặc biệt, rằm tháng 7 được xem là ngày giải thoát cho các linh hồn vong nhân, khi Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về thế gian, đồng thời cũng là ngày âm khí đạt cực điểm. Do đó, bạn cần ghi nhớ 17 điều cấm kỵ sau trong tháng cô hồn để tránh những hậu quả không may xảy đến.

Nguồn gốc tháng “cô hồn”

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn xuất phát từ Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan vào ngày 2/7 hàng năm, cho phép các linh hồn đói khao khát quay về thế gian và sau đó trở lại vào ngày rằm. Vì lẽ này, theo tập quán dân gian, người dân cúng cháo, gạo và muối cho các linh hồn đói, nhằm tránh làm phiền cuộc sống hàng ngày của họ. Có những nơi, người ta gọi các linh hồn đói này là “anh em tốt” hoặc “thần cửa sau” để biết ơn và tôn kính họ. Mỗi năm, ngày 14/7 Âm lịch được coi là thời điểm người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

"Tháng cô hồn" - Những điều kiêng kị và nên làm

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ Vu lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng cô hồn và lễ Vu lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông. Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và cả ngày rằm tháng bảy. Ở Đài Loan thì, ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng thông thường thường tập trung vào ngày 15 của tháng với ba phần khác nhau: đầu tiên là mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Tháng cô hồn hay tháng “xá tội vong nhân” là một tín ngưỡng dân gian quan trọng và có liên quan tới ma quỷ, tâm linh nên rất được người Việt coi trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Dưới đây là những điều cấm kỵ và những điều nên làm trong tháng cô hồn:

Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn

Vào tháng này, người ta quan niệm rằng ma quỷ đi lang thang rất nhiều cho nên bạn hạn chế đi vào đêm muộn để tránh những điều không hay xảy ra nha.

Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn

Không đốt tiền vàng, vàng mã

Bạn không nên tùy tiện đốt vàng mã vào tháng này, vì việc này được cho là dễ thu hút ma quỷ lang thang mọi nơi kéo đến quấy nhiễu cuộc sống của bạn.

Không đốt tiền vàng, vàng mã

Không nhổ lông chân

Không nên nhổ lông chân trong tháng cô hồn. Theo quan niệm dân gian, thì “một sợi lông chân quản 3 con quỷ” nên nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn thì người đó rất dễ gặp phải chuyện xui xẻo trong cuộc sống.

Không nhổ lông chân

Không phơi quần áo buổi đêm

Bạn không nên phơi quần áo vào ban đêm vì có thể ma quỷ sẽ “mượn tạm” để mặc làm cho bạn gặp xui xẻo, gặp điều không may mắn.

 

thang co hon 2022 la thang may thang co hon kieng gi 202207061556376834

Không ăn vụng đồ cúng

Rằm tháng 7, nhiều gia đình sẽ có mâm cúng tháng cô hồn để ban phát đồ ăn cho các quỷ đói, linh hồn lang thang. Nhưng bạn nên đợi cúng xong mới ăn, không ăn vụng đồ của người âm chưa cúng hoặc chưa xin phép vì sẽ rước họa vào người.

Không ăn vụng đồ cúng

Không nhặt tiền lẻ rơi

Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng bái, nếu nhặt tiền đó, người nhặt sẽ phải hứng chịu những tai họa thay cho người rải tiền.

Không nhặt tiền lẻ rơi

Không treo chuông gió ở đầu giường

Vì dân gian cho rằng tiếng chuông gió dễ thu hút ma quỷ, nên rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, có thể dễ bị ma quỷ quấy phá.

Không treo chuông gió ở đầu giường

Không gọi tên vào ban đêm

Không gọi, gào thét tên nhau giữa đêm khuya vì hành động này sẽ khiến ma quỷ ghi nhớ người được gọi và có thể sẽ mang lại điềm xấu, nhiều xui xẻo cho người đó.

Không gọi tên vào ban đêm

Không hù dọa người khác

Bạn không được hù dọa người khác vào những ngày này. Vì dễ khiến người khác bị “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập lúc nào không hay.

Không hù dọa người khác

Không cắm đũa giữa bát cơm

Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung với bạn.

Không cắm đũa giữa bát cơm

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 âm lịch. Năm 2023, tháng cô hồn sẽ kéo dài từ ngày 29/7 dương lịch đến hết ngày 26/8 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 là Thứ Sáu ngày 12/8 dương lịch.



source https://lachongcaceramic.com/thang-co-hon-kieng-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ Đồ Thờ Gốm Sứ Bát Tràng – Tinh Hoa Văn Hóa Việt

Phân Biệt Gốm và Sứ, So Sánh Gốm Sứ Khác Nhau Thế Nào

Gốm và Sứ Khác Nhau Như Thế Nào?